Bến Tre+Cà Mau+Bạc Liêu: 0931 115 459 - Trà Vinh : 0898 002 459- Sóc Trăng : 0939 424 459 - Tiền Giang, Long An: 079 490 2432

Tăng cường quản lý ao nuôi tôm những tháng cuối năm

 09:27 27/09/2018

 Lượt xem: 2343

 
Tăng cường quản lý ao nuôi tôm những tháng cuối năm
Tăng cường quản lý ao nuôi tôm những tháng cuối năm

Tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, mưa kéo dài, bão lũ diễn biến phức tạp, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa đột ngột, mưa - nắng đan xen làm các chỉ số về nhiệt độ, độ mặn… trong ao nuôi khó kiểm soát. Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi, trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của ngành chuyên môn và tình hình thực tế nuôi tôm trong tỉnh xin lưu ý đến các cơ sở nuôi tôm trong tỉnh một số giải pháp:

Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để giảm tác động của thời tiết cực đoan và môi trường ô nhiễm. Đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP và nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả (đặc biệt lưu ý các mô hình nuôi 2 - 3 giai đoạn, sử dụng vi sinh).

Đối với nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, cần được cơ sở nuôi xử lý tốt. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác; đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng (duy trì nồng độ oxy hòa tan, độ mặn hợp lý, nhiệt độ nước ổn định); kiểm soát, khống chế sự phát triển của rong/tảo trong ao nuôi; định kỳ kiểm tra chất lượng nước, khống chế vi khuẩn có hại Vibrio trong ao nuôi; đồng thời, bổ sung dòng vi khuẩn có lợi cho ao nuôi.

Cần kiểm tra mực nước ao: Không nên để mực nước ao quá cạn (thấp hơn 1m), vì trong điều kiện thời tiết ấm thì mực nước thấp tôm có thể phát triển tốt được, nhưng khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết chuyển lạnh, nếu mực nước ao nuôi thấp thì nhiệt độ nước tầng đáy sẽ hạ theo rất nhanh, làm cho tôm nuôi dễ phát bệnh, vì thế cần giữ mực nước ao tối thiểu là 1,2m trở lên. (Lưu ý: cũng không nên nâng mực nước ao quá sâu, vì khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết âm u kết hợp theo mưa, do đó hàm lượng oxy hòa tan từ không khí xuống ao nuôi tôm rất thấp, nếu oxy xuống mức quá thấp có thể làm cho tôm chết, tùy theo mật độ tôm nuôi mà bà con có thể nâng lên ở mức hợp lý, nhưng khuyến cáo bà con không nên nâng nước ao nuôi tôm quá 1,6m).

Kiểm tra các yếu tố môi trường: Khi thời tiết có áp thấp nhiệt đới thường kèm theo mưa, kéo theo các yếu tố môi trường sẽ thay đổi, đặc biệt là pH có xu hướng giảm. Vì thế người nuôi cần sử dụng vôi để giữ ổn định pH.

Khâu quản lý cho ăn: Khi điều kiện thời tiết bất lợi, thì chắc chắn tôm sẽ giảm ăn, vì vậy trong giai đoạn thời tiết áp thấp nhiệt đới thì bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm, nhằm tránh hiện tượng thừa thức ăn, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi tôm, làm phát sinh nhiều khí độc ảnh hưởng đến phát triển của tôm nuôi.

Tăng sức đề kháng của tôm: Tôm là động vật bậc thấp biến nhiệt, do đó thời tiết (cụ thể là nhiệt độ nước) thay đổi thì nhiệt độ cơ thể tôm sẽ thay đổi theo, vì thế nếu tôm đang yếu kết hợp với thời tiết bất lợi thì đó là lúc tôm dễ bị phát bệnh nhất, do đó trong giai đoạn này bà con nên tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn vào khẩu phần thức ăn của tôm các nhóm Vitamin, đặc biệt là Vitamin C rất cần trong giai đọan này.

 
 Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh
Tin liên quan
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1
  • Tháng hiện tại524
  • Tổng lượt truy cập133201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây